Làm sạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tái xử lý dụng cụ nha khoa. Việc làm sạch không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám, vết bẩn còn sót lại trên dụng cụ nha khoa, từ đó hình thành đốm đen gây rỉ sét và giảm hiệu quả quá trình khử khuẩn và/hoặc tiệt trùng.[1]
Hiện nay, có hai phương pháp làm sạch phổ biến là phương pháp thủ công và phương pháp tự động[2].
+ Phương pháp thủ công: Phương pháp này loại bỏ các mảnh vụn bằng cách sử dụng nước có chất tẩy rửa có độ pH trung tính hoặc chất tẩy rửa có enzym và ma sát. Phương pháp này thường được sử dụng trên các mặt hàng y tế/phẫu thuật quá mỏng manh hoặc không thể xử lý thông qua các hệ thống tự động.
+ Phương pháp tự động: Phương pháp này được sử dụng cho hầu hết các mặt hàng y tế/phẫu thuật. Nó liên quan đến việc sử dụng các thiết bị tự động, chẳng hạn như máy làm sạch sóng siêu âm, máy rửa khử nhiễm, máy rửa-khử trùng và máy rửa-tiệt trùng tự động, để xử lý các vật dụng bị nhiễm bẩn theo Hướng dẫn sử dụng (IFU).
Bể rửa siêu âm là một phương pháp làm sạch cơ học hiệu quả đối với các bộ phận khó tiếp cận như dụng cụ có khớp nối, răng cưa, bản lề và lumens.[3]
Sử dụng kết hợp bể rửa siêu âm và dung dịch enzyme là một phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm thời gian để làm sạch dụng cụ nha khoa. Một số ưu điểm nhìn thấy được như sau:
- Tăng hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám: Bể rửa siêu âm tạo sóng siêu âm giúp phân hủy và loại bỏ mảng bám, các tạp chất trên bề mặt dụng cụ nha khoa một cách hiệu quả hơn so với các phương pháp làm sạch khác.
- Tiết kiệm thời gian và giảm sức lao động: bể rửa siêu âm giúp làm sạch nhanh chóng và không cần sử dụng nhiều nhân công để kỳ cọ, làm sạch dụng cụ.
- An toàn cho dụng cụ và giảm phơi nhiễm cho nhân viên y tế: Dung dịch enzyme thường làm từ các chất hữu cơ tự nhiên, không gây hại cho dụng cụ nha khoa. Đồng thời, sóng siêu âm giúp làm sạch mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt kim loại của dụng cụ.
- Thuận tiện: Phương pháp này dễ dàng thực hiện và có thể dùng cho nhiều loại dụng cụ nha khoa khác nhau (như dụng cụ có khớp nối, răng cưa, bản lề và lumens) mà không làm hỏng dụng cụ.
THAISONLAB xin giới thiệu đến QUÝ KHÁCH HÀNG giải pháp sử dụng Bể rửa siêu âm kết hợp với chất tẩy rửa hoạt tính enzyme – Empower không mùi, giúp làm sạch và bảo vệ dụng cụ nha khoa trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Hướng dẫn của CDC-Mỹ về tiệt trùng và khử khuẩn dụng cụ Nha khoa
☎ Cần thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc sản phẩm dùng thử xin vui lòng liên hệ: Hotline (024.3388.0099)
[1] Quyết định 5991/QĐ-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2019, Xử lý dụng cụ, Tr.12-14
[2] Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành nha khoa, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.35-44
[3] Practical Guidelines for Infection Control in Health Care Facilities (WHO), page 31