HIỆU QUẢ CỦA HEMOCLEAN
FDA tuyên bố khả năng khử trùng của bào tử, chất khử trùng có thể tiêu diệt hơn 10 log6 trực khuẩn lao được coi là chất khử khuẩn mức độ cao, và hiện tại FDA chỉ chấp nhận chất khử trùng loại aldehyde và loại peracetic là chất khử khuẩn mức độ cao. Bảng dưới đây là kết quả thử nghiệm trong ống nghiệm từ nhóm nghiên cứu vi sinh của Huons Medicare, Viện Đại học quốc gia Pukyung, Viện Nghiên cứu và Kiểm tra Công nghiệp Hóa chất Hàn Quốc, các viện ở nước ngoài như HygCen Centrum fur Hygiene und Medizische Produktsicherheit GmbH của Áo và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Kết quả cho thấy cả bào tử cũng như trực khuẩn lao, nấm, vi khuẩn đều có thể bị tiêu diệt hoàn toàn bởi HEMOCLEAN®
(1) Thử nghiệm vi sinh vật gây bệnh trong ống nghiệm của HEMOCLEAN®
Bảng 1. Xét nghiệm in vitro từ các viện trong nước
Bảng 2. Xét nghiệm in vitro từ các viện ở nước ngoài
(2) Tác dụng khử trùng đối với nội độc tố và vi khuẩn
Nội độc tố (chất gây sốt) và vi khuẩn trong nước tinh khiết có thể gây ra những tác động tử vong cho bệnh nhân suy thận mãn tính khi tiếp xúc, do đó AAMI và các nước tiên tiến về dịch vụ y tế đưa ra hướng dẫn cần tuân theo. Nội độc tố là một chất tồn tại trong thành tế bào của vi khuẩn. Không thể quan sát thấy khi vi khuẩn còn sống nhưng khi số lượng vi khuẩn tăng lên hoặc bị tiêu diệt, nội độc tố được giải phóng khỏi thành tế bào. Thêm nữa, mối quan hệ giữa vi khuẩn và nội độc tố vẫn đang được nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa có mối tương quan cụ thể nào giữa chúng nên cần phải kiểm soát chúng.
Hình 2. Sự giảm vi khuẩn trong đường ống sau khi sử dụng Sản phẩm của công ty A và HEMOCLEAN®
Bệnh viện Akiyama tại Nhật Bản sử dụng sản phẩm của công ty A pha loãng 50 lần và HEMOCLEAN® để khử trùng đường ống sau đó kiểm tra số lượng vi khuẩn trong nước tinh khiết bằng máy kiểm tra tự động. Kết quả cho thấy khả năng khử trùng của HEMOCLEAN® tốt hơn sản phẩm của công ty A 200 lần. Chỉ số nội độc tố trở nên thấp hơn khi thay đổi sản phẩm A thành HEMOCLEAN® cho máy.
Hình 3. Giảm nội độc tố trong đường ống bằng cách sử dụng sản phẩm A và HEMOCLEAN® làm chất khử trùng
Từ hai kết quả thử nghiệm, HEMOCLEAN® có khả năng diệt khuẩn và loại bỏ nội độc tố tốt hơn.
(3) Hiệu quả làm sạch của HEMOCLEAN®
1) Loại bỏ màng sinh học
Hầu hết các vi sinh vật không trôi nổi tự do mà bám vào vật thể hoặc xung quanh chất polyme ngoại bào (EPS) được gọi là màng sinh học. Màng sinh học như vậy sẽ chống lại các chất tẩy rửa và khử trùng thông thường và đó có thể là nguồn gốc gây nhiễm trùng cho đường ống của hệ thống lọc nước. Những hình ảnh sau đây cho thấy khả năng loại bỏ màng sinh học của HEMOCLEAN® trong in vitro.
Hình 4. Khả năng loại bỏ của HEMOCLEAN® đối với màng sinh học
2) Ứng dụng đối với màng sinh học (biofilm)
Chúng tôi đã so sánh sự thay đổi của màng sinh học trong điều kiện của chất khử trùng loại axit hypochlorous, chất khử trùng loại axit peracetic của công ty A và HEMOCLEAN®. Và màng sinh học được sử dụng bao gồm trực khuẩn gram âm và nấm. Theo thời gian, chúng ta có thể quan sát thấy dung dịch pha loãng 50 lần HEMOCLEAN® có thể hòa tan màng sinh học
Hình 5. Khả năng phân hủy màng sinh học của HEMOCLEAN®
3) Loại bỏ chất hữu cơ
Để kiểm tra khả năng loại bỏ của HEMOCLEAN® đối với các vật liệu hữu cơ (protein cake ), chúng tôi đã sử dụng nước tiểu máu của bệnh nhân trong 24 giờ (GOT 68, GET 74, bệnh tiểu đường 328 mg) và 20% albumin huyết thanh. Phương pháp thử nghiệm là đo điện cực bằng cách sử dụng điện cực carbon với dung dịch HEMOCLEAN® 4%.
Hình 6. Khả năng loại bỏ chất hữu cơ của HEMOCLEAN®
Hình trên là kết quả so sánh khả năng loại bỏ chất hữu cơ (protein) sau khi thay đổi sử dụng HEMOCLEAN® và sử dụng chất khử trùng của công ty B. Ta có thể quan sát thấy lượng lớn nước tiểu và albumin không được loại bỏ trong quá trình sử dụng chất khử trùng của công ty B, ngược lại trong quá trình sử dụng HEMOCLEAN®, hầu hết các chất hữu cơ như nước tiểu và albumin đều được loại bỏ hoàn toàn.
4) Khả năng loại bỏ protein cake
Trong môi trường thẩm phân của Nhật Bản (sử dụng hệ thống phân phối trung tâm và máy thẩm phân thông lượng cao với kích thước lỗ lớn hơn 80Å), bánh protein trở thành vấn đề quan tâm nhất. Sau khi thẩm phân, protein từ bệnh nhân được dẫn lưu bằng dung dịch và nó hấp thụ vào đường ống thoát nước và tạo thành bánh protein. Bánh protein này có thể gây ra các vấn đề tắc nghẽn đường ống và nhiều nguy cơ nhiễm trùng khác nhau, vì vậy kinh nghiệm sử dụng nhiều chất tẩy rửa & khử trùng để loại bỏ bánh protein đã được trình bày ở một số quốc gia, hội nhóm lọc máu.
Hình 8. Khả năng loại bỏ protein cake của HEMOCLEAN®
Từ những hình ảnh trên, protein cake được hình thành trong quá trình sử dụng chung giữa axit natri hypochloric và chất tẩy rửa & khử trùng axit peracetic của công ty A. Sau khi chuyển sang sử dụng HEMOCLEAN® trong 6 tháng, protein cake đã được loại bỏ hoàn toàn. Kinh nghiệm sử dụng này đã được trình bày tại JSDT năm 2004 và chứng nhận khả năng làm sạch tuyệt vời của HEMOCLEAN®
5) Làm sạch ống nối bị ô nhiễm
Kết quả sử dụng HEMOCLEAN® (máy Nikkiso trong 24 tuần) đã được ông Otobe trình bày tại JSDT năm 2003. Các ống bị ô nhiễm bởi màng sinh học trong quá trình sử dụng chung axit axetic và chất khử trùng loại axit hypochloric, nhưng sau khi chuyển sang sử dụng HEMOCLEAN® trong 24 tuần, chất gây ô nhiễm bên trong các đường ống đã được loại bỏ hoàn toàn.
Hình 9. Khả năng làm sạch của HEMOCLEAN® đối với đường ống
6) Kiểm tra chất gây ô nhiễm bên trong ống silicon
Hình 10. Khả năng làm sạch của HEMOCLEAN® bên trong các ống silicon vào/ra của nhiều máy bơm
Các hình ảnh trên là bên trong các ống silicon được nối với nhiều máy bơm trong thiết bị thẩm phân. Được so sánh bên trong các đường ống với các điều kiện sử dụng khác nhau của axit peracetic + natri-hypochlorite của công ty A và HEMOCLEAN® pha loãng 50 lần. Kết quả là HEMOCLEAN® đã qua sử dụng giúp đường ống sạch hơn nhiều so với peracetic acid + natri-hypochlorite được qua sử dụng của công ty A. Nó đã được thử nghiệm tại bệnh viện Sumiyoshigawa và kết quả đã được trình bày bởi ông Akiyama tại HDF Nhật Bản lần thứ 10
7) Loại bỏ cặn
Chúng tôi đã thu thập một số chất vô cơ từ đường ống máy chạy thận nhân tạo đã qua sử dụng một thời gian dài và phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ, thành phần chính của chất vô cơ chủ yếu là canxi cacbonat. Độ khử canxi của HEMOCLEAN® là 3,88 g/100 ml và điều kiện thử nghiệm là ở nhiệt độ phòng, trong 24 giờ. Điều này có nghĩa là HEMOCLEAN® có khả năng khử canxi tốt hơn nhiều so với các sản phẩm peracetic tương tự.
Hình 11. Khử canxi của HEMOCLEAN®
Hình ảnh trên là trước và sau khi xử lý bề mặt cảm biến carbon bằng HEMOCLEAN® (dung dịch pha loãng 33 lần) và cho thấy hiệu quả của HEMOCLEAN® đối với các chất hữu cơ. Sau 2 giờ xử lý, các chất ô nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn.
Hình 12. Khả năng rửa của HEMOCLEAN® đối với lớp phủ bên ngoài bằng thép không gỉ
Ông Akiyama đã sử dụng HEMOCLEAN® và chất khử trùng loại axit peracetic của công ty A tại bệnh viện Sumiyoshigawa và so sánh bề mặt thép không gỉ bằng hình ảnh Kính hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả đã được trình bày tại Hội HDF Nhật Bản lần thứ 10. Từ hình ảnh, chúng ta có thể thấy bề mặt sạch hơn sau khi xử lý bằng HEMOCLEAN
Tiếp theo là so sánh sử dụng van điện tử và các bộ phận khác giữa chất khử trùng clo và HEMOCLEAN®. Sự ăn mòn đã xảy ra trong quá trình sử dụng chất khử trùng clo trong 2 năm, nhưng sau khi chuyển sang sử dụng HEMOCLEAN® trong 3 năm 6 tháng thì rỉ sét đã được loại bỏ và không còn xảy ra ăn mòn nữa
Hình 13. Hiệu quả rửa của HEMOCLEAN
Mọi thông tin của bài viết trên được chuyển ngữ một phần từ tài liệu HEMOCLEAN® Reference Manual Version 201806A